PVLC Tuần II Phục Sinh

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Tuần II Phục Sinh được mở màn với Chúa Nhật Lễ LTXC, ngày cuối cùng kết thúc Tuần Bát Nhật Phục Sinh.

Nếu tuần Bát Nhật Phục Sinh bao gồm toàn là những bài Phúc Âm về những lần và từng lần Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra,

theo chủ đề "Thày là sự sống lại" (Gioan 11:25), 

thì từ Chúa Nhật mở màn cho Tuần II PS đến Lễ Hiện Xuống theo chủ đề "Thày là sự sống" (Gioan 11:25).

"Sự sống" được Thiên Chúa là Cha trên trời và là Đấng đã sai Con của Ngài xuống thế làm người ban cho loài người đây 

ở nơi Chúa Giêsu Kitô Con của Ngài: 

"Thiên Chúa đã ban sự sống đời đời cho chúng ta, và sự sống này ở nơi Con của Ngài.

Ai có Con thì có sự sống, ai không có Con Thiên Chúa thì cũng không có sự sống" (1Gioan 5:11).

Vậy nếu muốn có sự sống đời đời được Thiên Chúa ban nơi và qua Con của Ngài thì loài người phải "có Con".

Ở chỗ nào, nếu không phải ở chỗ "ai chấp nhận Người thì Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa" (Gioan 1:12).

Nghĩa là những ai nhận biết Con Thiên Chúa, hay tin vào Con Thiên Chúa.

Bởi vậy, chủ đề "Thày là sự sống" cho 6 tuần còn lại trong Mùa Phục Sinh trực tiếp liên quan đến đức tin,

như bài Phúc Âm cho Chúa Nhật II Phục Sinh tỏ tường cho thấy nơi lời tuyên xưng của tông đồ Toma: 

"Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con / My Lord and my God" (Gioan 20:28).

Trong các bài Phúc Âm, đặc biệt là Phúc Âm Chúa Nhật trong Mùa Phục Sinh sau Tuần Bát Nhật đều liên quan đến Đức tin.

Với ý thức và tâm tình phụng vụ của Mùa Phục Sinh trên đây,

chúng ta cùng nhau cử hành PVLC cho Tuần II Phục Sinh ở những đường kết nối tùy nghi sau đây:

bé tĩnh

Tuần II Phục Sinh

Chúa Nhật

DTCPhanxico-BaiGiangLeLTXC.mp3 / https://youtu.be/5Yiz1bfqV2s

(2 đường links trên đây cho Chúa Nhật II Phục Sinh

đã được phổ biến ở cuối Tuần Bát Nhật Phục Sinh,

nhưng vẫn xin được lập lại ở đây cho trọn một tuần lễ bao gồm cả Chúa Nhật là ngày đầu tuần)

 Đức tin trổ sinh vinh thắng (PVLC CN II B:) - 

https://youtube.com/live/Q7IiEvttKbg

Lễ Lòng Thương Xót Chúa - Thời Điểm:

phần 1 - https://youtu.be/RHnB0f1zsmY (TV Show) 

phần 2 - https://youtu.be/nS9qS1W_cl4 (TV Show)

Lễ LTXC và Sứ Điệp LTXC:  

https://youtu.be/pxVMZHmKDxg (TV Show)

Truyện Kể về LTXC và Ảnh LTXC:

https://youtu.be/K0EmeujKGks (TV Show)

ThanhGioanLasan.mp3 https://youtu.be/IC42SdJ8tIE (7/4)

Thứ Hai Ngày 8/4

 (Lễ trọng Trinh Nữ Maria được Truyền Tin thụ thai Lời Nhập Thể,

thay cho ngày 25/3 Thứ Hai trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh)

 MeMariaDuocThuThaiNgoiLoiNhapThe.mp3 / https://youtu.be/_J7BW_eE5fo 

Thứ Ba Tuần II PS 

ThuTuTuanIIPS.mp3 (2018) / PS-TuanIIThu4.mp3 (2021) / 

https://youtu.be/-rguUt8B-0k

ThuNamTuanIIPS.mp3

Thánh StanislasGiamMucTuDao.mp3 / 

https://youtu.be/UuZiYVljWpM (11/4 - Thứ Năm)

ThuSauTuanIIPS.mp3 

ThuBayTuanIIPS.mp3

  ThanhGHMartinoITuDao.mp3 / 

https://youtu.be/DpWjL66j8A4 (13/4 - Thứ Bảy)

 

CẢM NHẬN LỜI CHÚA

"Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: 'Bình an cho các con'".

Theo Thánh ký Gioan thì lần Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra này là lần hiện ra thứ hai của Người với chung các tông đồ, và lần này cũng là lần duy nhất trong cả Tuần Bát Nhật Phục Sinh được Phúc Âm cho thấy phản ứng tích cực và chủ động của chung tông đồ đoàn qua vai trò đại diện của Tông Đồ Tôma. Để đáp lại lời trắc nghiệm về lòng tin tưởng của các tông đồ về căn tính "Thày là ai?", Tông Đồ Phêrô đã đại diện tuyên xưng "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đã đến trong thế gian" (Mathêu 16:16) thế nào, thì giờ đây, Tông Đồ Tôma cũng đại diện tông đồ đoàn tuyên xưng như thế: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!"   

 Câu tuyên xưng của Tông Đồ Tôma sau khi Chúa Kitô Phục Sinh, về hình thức có vẻ khác lạ với câu tuyên xưng chính yếu của Tông Đồ Phêrô: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con", nhưng về nội dung cũng chất chứa những gì cốt lõi trong lời tuyên xưng của Tông Đồ Phêrô về căn tính của Người: "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống". "Chúa" và "Thiên Chúa" nơi lời tuyên xưng của Tông Đồ Tôma đây, trước hết, "Chúa" ám chỉ nguồn gốc thần linh của "Thày là Đức Kitô" Thiên Sai, và "Thiên Chúa" ám chỉ bản tính thần linh của "Con Thiên Chúa hằng sống". 

 Câu tuyên xưng của Tông Đồ Tôma vào Chúa Kitô Phục Sinh còn có một ý nghĩa làm nên chính Mùa Phục Sinh nữa: "Thày là sự sống lại và là sự sống". Bởi vì, nếu Thày không phải là "Chúa" thì Thày đã không "sống lại", nhưng nay vì Thày đã thật sự "sống lại" nên Thày quả thực là "Thiên Chúa" hằng sống, là chính "sự sống" vậy. 

Câu Chúa Giêsu phán sau lời tuyên xưng chính xác của vị tông đồ không còn hoài nghi này là "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin":

Trước hết, không phải là Người hoàn toàn phủ nhận đức tin không cần chứng từ, bằng không đức tin Kitô giáo sẽ dễ trở thành hoang đường, chỉ thuần linh, nhất là thiếu chứng cứ lịch sử, không hợp với tầm mức lập luận của trí khôn và cảm nhận của tâm linh, phản lại với đường lối nhập thể của Người.

Bởi thế , dù “thấy” không còn là “tin” và “tin” không phải là “thấy”, vì “thấy” là thấy những gì về chất thể, còn “tin” là tin những gì về bản thể, thì “thấy” một Nhân Vật Giêsu Nazarét, “thấy” chứng cớ phục sinh, nhưng chưa chắc đã “tin” Nhân Vật Giêsu Nazarét đó là “Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, và đã “tin” chứng cớ mộ trống, thiên thần và khăn liệm là các dấu hiệu cho thấy Người đã sống lại từ trong cõi chết.

Câu Chúa Kitô Phục Sinh phán: "Phúc cho những ai đã không thấy mà tin" còn hiểu rằng, không một ai, kể cả Mẹ Maria, được tận mắt chứng kiến thấy thân xác tử giá của Chúa Kitô sống lại cách nào, như thế nào và vào lúc nào, nghĩa là hoàn toàn "không thấy" những gì hữu hình hợp với giác quan tự nhiên bao gồm sự kiện phục sinh, và vì thế cũng "không thấy" xác của Người đâu, nhưng chính sự kiện "không thấy" đó mới đưa các vị đến một thực tại thần linh siêu nhiên, đối tượng của chính lòng "tin", đó là mầu nhiệm phục sinh, nhất là đến chính sự thật của mầu nhiệm này, đó là Đấng bị loài người giết chết đã sống lại từ trong kẻ chết chính là "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16), như Tông Đồ Phêrô đã tuyên xưng khi Người còn sống, "là Chúa và là Thiên Chúa", như Tông Đồ Toma đã tuyên xưng sau khi Người phục sinh.

Thực tại thần linh và sự thật về Đấng khổ nạn và tử giá bị loài người giết chết vào chiều hôm Thứ Sáu Tuần Thánh đó nay đã sống lại và tỏ mình ra cho các môn đệ được tuyển chọn làm chứng nhân tiên khởi của Người và cho Người, thành phần Người đã báo trước về cuộc Vượt Qua của Người 3 lần, nhất là lời tiên báo trong Bữa Tiệc Ly: "Thật vậy, Thày đi (ám chỉ về cuộc khổ nạn và tử giá của Người) để dọn chỗ cho các con, sau đó Thày sẽ trở lại (ám chỉ về cuộc phục sinh của Người) để mang các con đi với Thày, để Thày ở đâu các con cũng ở đó" (Gioan 14:3, và xem Gioan 21:19 là chỗ Chúa Kitô phục sinh kêu gọi tông đồ Phêrô theo Người đi chịu chết như Người và với Người cho chiên). Quả thực Người phục sinh đã hoàn toàn ứng nghiệm lời Người đã khẳng định và tiên báo: "Tôi tự bỏ mạng sống mình đi (nơi cuộc khổ nạn) rồi lấy nó lại (nơi cuộc phục sinh)" (Gioan 10:17) để làm cho các môn đệ tin vào Người cũng như cho phần rỗi của những ai tin vào người qua chứng từ của các vị.

Thực tại thần linh và sự thật về Đấng khổ nạn và tử giá bị loài người giết chết vào chiều hôm Thứ Sáu Tuần Thánh đó nay đã sống lại và tỏ mình ra cho các môn đệ được tuyển chọn làm chứng nhân tiên khởi của Người và cho Người, thành phần Người đã báo trước về cuộc Vượt Qua của Người 3 lần, nhất là lời tiên báo trong Bữa Tiệc Ly: "Thật vậy, Thày đi (ám chỉ về cuộc khổ nạn và tử giá của Người) để dọn chỗ cho các con, sau đó Thày sẽ trở lại (ám chỉ về cuộc phục sinh của Người) để mang các con đi với Thày, để Thày ở đâu các con cũng ở đó" (Gioan 14:3, và xem Gioan 21:19 là chỗ Chúa Kitô phục sinh kêu gọi tông đồ Phêrô theo Người đi chịu chết như Người và với Người cho chiên). Quả thực Người phục sinh đã hoàn toàn ứng nghiệm lời Người đã khẳng định và tiên báo: "Tôi tự bỏ mạng sống mình đi (nơi cuộc khổ nạn) rồi lấy nó lại (nơi cuộc phục sinh)" (Gioan 10:17) để làm cho các môn đệ tin vào Người cũng như cho phần rỗi của những ai tin vào người qua chứng từ của các vị.

Sau nữa, khi khẳng định "Phúc cho những ai đã không thấy mà tin", Chúa Kitô Phục Sinh muốn nhấn mạnh đến chính cốt lõi của đức tin, đến thực tại thần linh của đức tin, như chính lời tuyên xưng của Tông Đồ Tôma, vị tông đồ không tuyên xưng: "Vâng, giờ đây con đã tin rằng Thày đã sống lại từ trong cõi chết", mà là "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con", vì biến cố phục sinh, cho dù là yếu tố then chốt của Mầu Nhiệm Vượt Qua và làm nên Mầu Nhiệm Vượt Qua, một mầu nhiệm cho thấy tất cả mạc khải thần linh của Thiên Chúa, vẫn là một phương tiện hay một đường lối hơn là cùng đích, là mục tiêu, vì biến cố phục sinh cần phải có và không thể nào không xẩy ra để Vị "Thiên Chúa là thần linh" (Gioan 4:24) và "vô hình" (Colose 1:15) chứng tỏ Ngài thực sự là "Chúa" và là "Thiên Chúa", hay nói ngược lại, chính vì Đức Giêsu Kitô là "Chúa và là Thiên Chúa" nên mới sống lại từ trong kẻ chết.

Sau hết, khi tuyên phán "Phúc cho những ai đã không thấy mà tin", Người muốn ám chỉ đến chung Giáo Hội, một Giáo Hội có nền tảng là các tông đồ (xem Epheso 2:20), tiêu biểu nhất có thể nói là Tông Đồ Gioan, "người môn đệ được Chúa Giêsu yêu" cũng là người môn đệ duy nhất đứng dưới chân thập giá của Người với Mẹ của Người và được Người trao phó cho Mẹ của Người và muốn phải noi gương bắt chước Mẹ của Người (Gioan 19:25-27), một người môn đệ, như Mẹ Maria, đã tin Người sống lại rồi, cho dù chưa được Người thực sự hiện ra như với Mai Đệ Liên (xem Gioan 20:8, 13-17).

Tông Đồ Gioan và nữ môn đệ đặc biệt Mai Đệ Liên là 2 nhân vật trung kiên theo Chúa Kitô cho đến cùng, cho đến khi đứng dưới chân thập giá của Người đấy. Thế nhưng, cả hai đều thấy chứng cớ phục sinh trước khi Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra: Nữ môn đệ Mai Đệ Liên thấy trước, thấy tảng đá đã được chuyển rời (xem Gioan 20:1), thậm chí còn nhìn thấy và nghe thấy hai thiên thần ở bên trong ngôi mộ (xem Gioan 20:12-13), đến độ "nhìn thấy Chúa Giêsu đứng đó" (Gioan 20:14) mà vẫn chưa tin..., trong khi đó, Tông Đồ Gioan, chỉ cần chứng từ các tấm khăn liệm trong ngôi mộ trống là đủ: "Ông đã thấy và đã tin" (Gioan 20:8).

Như thế cả Tông Đồ Gioan cũng "thấy" rồi mới "tin" thì có hơn gì Tông Đồ Tôma hay Nữ Môn Đệ Mai Đệ Liên đâu? Đúng thế, nhưng mà vấn đề ở đây là Tông Đồ Gioan đã "tin" trước khi được Chúa Kitô hiện ra, nghĩa là cho dù Người có hiện ra hay không thì Người quả thực đã sống lại, vì đối với Tông Đồ Gioan, như với Mẹ Maria đầy ơn phúc, Vị thậm chí không cần phải tận mắt thấy chứng cứ như Tông Đồ Gioan nữa, Chúa Kitô đã thực sự là "Chúa" và là "Thiên Chúa" rồi, nên Người không thể nào chết mà không sống lại, trái lại, chính vì Người là "Chúa" và là "Thiên Chúa" mà Người phải sống lại và chắc chắn phải sống lại để chứng tỏ lời Người đã tự xưng thực tại thần linh của Người và loan báo trước về thực tại thần linh của Người: "Thày là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25). Câu "phúc cho ai không thấy mà tin" đây phải chăng Chúa Giêsu ngầm khen tặng Người Mẹ sống đức tin của Người!?! 

Phúc Âm không hề thuật lại bất cứ lần nào Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra với người mẹ của mình. Tuy nhiên, cho dù Người có âm thầm hiện ra với Mẹ của Người chăng nữa, vào một lúc nào đó, mà thường là ngay sau khi Người sống lại từ trong cõi chết vào nửa đêm Thứ Bảy rạng Chúa Nhật, lúc mọi người đang yên giấc, nhất là đám phụ nữ là thành phần sẽ thức dậy sớm ra mộ sang hôm sau, thì không phải là để chứng tỏ Người thực sự sống lại đúng như Lời Thánh Kinh và lời Người đã tiên báo, cho bằng để đáp ứng lòng Mẹ tin tưởng tràn đầy hy vọng vào cuộc vinh thắng của Người, đồng thời cũng để tưởng thưởng cho Mẹ cũng như bù đắp cho Mẹ về tất cả những khổ đau đến cùng tận mà Mẹ đã hiệp nhất nên một với Người trong việc đồng công cứu chuộc nhân loại, nhờ đó Người đã biến nỗi thống khổ sầu thương của Mẹ thành niềm chất ngất hân hoan (xem Gioan 16:21-22)

Đức tin tông truyền của Giáo Hội là ở chỗ đức tin này được tuyền lại từ chính các tông đồ. Kitô hữu hậu sinh hay thậm chí ngay từ thời các tông đồ tuy không được tận mắt “thấy” Chúa hiện ra, (ngoại trừ đặc biệt Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô, vị nhận lãnh đức tin vừa nhờ tông truyền vừa bằng cảm nhận bản thân – xem 1Corinto 15:3-4 và 8), hay được diễm phúc sống với Người, được diễm phúc mắt thấy, tai nghe, tay sờ vào Người như các tông đồ (xem 1 Gioan 1:1), nhưng có cùng một đức tin như chính các vị, những con người có phúc được “thấy” nhưng vẫn phải “tin”, không phải chỉ "thấy" rằng quả thực có một nhân vật Lịch Sử Nazarét, đã chịu tử giá và đã phục sinh, vào thời điểm lịch sử của các vị, mà còn "tin" rằng nhân vật Lịch Sử Nazarét, đã chịu tử giá và đã phục sinh ấy chính là "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16), "là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25) để sấp mình xuống tôn thờ Người: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con", trước khi có thể làm chứng về Người: “chúng tôi không thể nào không nói lên những điều mắt thấy tai nghe” (Tông Vụ 4:20, bài đọc 1 Thứ Bảy Bát Nhật Phục Sinh).

Lời Chứng (ngôn từ) và Dấu Chứng (hành động) về Người Con Thiên Chúa Nhập Thể Vượt Qua Thiên Sai Cứu Thế của các tông đồ ở Bài Đọc 1, từ Sách Tông Vụ:

"Lúc bấy giờ tất cả đoàn tín hữu đông đảo đều đồng tâm nhất trí. Chẳng ai kể của gì mình có là của riêng, song để mọi sự làm của chungCác tông đồ dùng quyền năng cao cả mà làm chứng việc Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, sống lại. Hết thảy đều được mến chuộng. Vì thế, trong các tín hữu, không có ai phải túng thiếu. Vì những người có ruộng nương nhà cửa đều bán đi và bán được bao nhiêu tiền thì đem đặt dưới chân các tông đồ. Và người ta phân phát cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu của họ".`